Posts

Showing posts from October, 2020

Đoàn sinh Nghĩa Hoà

Có ai là học sinh của trường tiểu học Nghĩa Hòa , nay là trường Trần Văn Đang ở phường 6 quận Tân Bình? Ai đó hẳn sẽ nhớ bài trường ca của trường, nhớ thầy hiệu trưởng năm ấy khoảng hơn 50 tuổi, thầy lúc nào cũng nghiêm chỉnh trong bộ quần tây, áo sơ mi bỏ "thùng". Ngày ấy thầy luôn là người bắt nhịp cho cả trường hát bài Đoàn sinh Nghĩa Hòa.  Và thầy cùng hát với học trò: Giọng của thầy là giọng người vùng quê miền Bắc, với những từ phát âm từ "n" thành "l" và ngược lại.  Ngày ấy chúng tôi chỉ thấy thích thú mỗi khi nghe giọng hát vang vang và hùng tráng của thầy - phải nói là đầy nhiệt huyết, khiến trái tim non thơ của lũ học trò chúng tôi cứ cảm thấy hào hứng và hãnh diện mỗi khi hát lên theo thấy. Có ai còn nhớ không? Đi "nên" quyết "triến", quyết "triến" đoàn "thinh" Nghĩa Hòa. Vươt bao chông gai tay nắm tay ta cùng ca Vang vang nhịp bước bên nhau tay cặp tay sách Tiến "nên" trên đường đấu tranh Xứng &

Ba

Tôi mất ba năm 19 tuổi, lúc đang học CĐSP. Tuổi 19 thật ra đâu còn nhỏ nữa, nhưng nhớ lại, sao lúc đó tôi cứ ngơ ngác như một đứa trẻ. Thậm chí không nhận thức được hoàn toàn sự mất mát này lúc ba ra đi. Chỉ sau đó, nỗi buồn, tủi, thiếu vắng mới dần dần xâm lấn tâm hồn tôi. Những lúc đó, trong đầu tôi lúc nào cũng nhớ ngay đến ánh mắt ba nhìn ra sân chỗ tôi đứng, từ giường bệnh của ba, cái nhìn thương mến và cả ánh lo lắng. Không bao giờ quên. Lúc còn sống, Ba không bao giờ quát mắng, nói nặng anh chị em tôi một lời, từ khi chúng tôi còn bé đến lúc lớn, kể cả đối với các anh chị đã trưởng thành. Trước khi đi xa, ba cũng vẫn nhẹ nhàng như vậy....  Nhớ lần tôi bị sốt, ba sang nhà cô Quỳ vơ hết mấy quả táo Mỹ trong tủ lạnh đem về cho con gái rượu (ba gọi tôi vậy đó nghe, dù ba có tới 5 người con gái hihi), rồi bảo tôi ăn đi cho mau khỏe. Không la mắng, ba chỉ hay nói đùa, khôi hài. Dạy con cũng vậy. Nhà có cây vú sữa, có hôm ba hỏi: Phượng, Mai có muốn ăn vú sữa không con? Tụi tôi ngớ ra

Nước mắt chảy xuôi

Người ta hay nói như vậy về việc cha mẹ thường cứ hết lòng lo cho con cái, xong con cái lại hết lòng lo cho con cái chúng, rồi cứ thế lo ..... xuống. Lo lắng cho con vô điều kiện, tự nguyện không cần đền đáp, đó là cha mẹ. Hy sinh, làm tất cả những gì có thể làm được cho con. Vì nước mắt luôn chảy xuôi mà. Khi con còn nhỏ, nâng niu, yêu quý, một chút khó chịu của con cũng làm cha mẹ lo lắng. Khi con đau ốm, cả đêm không chợp mắt vì con sốt, mệt lử nhưng con hết sốt là vui mừng không kể xiết. Từ khi con lọt lòng cho đến khi nó lớn lên, trong tâm luôn mong muốn, luôn cố gắng hòng đem lại những điều tốt đẹp nhất cho tương lai của con. Chỉ cần con cái vui vẻ khỏe mạnh là cha mẹ đã thấy hạnh phúc rồi. Mình cũng được ba mẹ mình lo cho mình như vậy. Khi cha mẹ già, rồi bệnh hoạn, bao thứ khó chịu trong người, mắt mờ, tai kém, không kiểm soát được trong những sinh hoạt hằng ngày. Thì đó là bình thường, tuổi già mà. Con cái sẽ chẳng hoảng lên khi cha mẹ ăn kém đi, hoặc ngủ không được. Vì đó là

Đừng ốm ở Mỹ

Đọc ở đâu đó câu :Đừng ốm ở Mỹ. Đúng phóc luôn! Hôm vừa rồi bác nhà mình bị nổi một vết đỏ ở ngực khi vừa bay sang San Francisco. Vết đó làm mọi người nghĩ tới cái bệnh mà "Không được nói nghe. Nói là nó "ấy" ra đấy! Cái bệnh giời giời gì ấy"  Nghĩa là phải im thin thít khi bị cái vụ này! Thế là, VC được người chị đánh xe chở ra CVS để mua thuốc. Sau khi cô nhân viên CVS khám rất kỹ, với gương mặt hết sức lo lắng, cô ấy bảo phải để BS khám thôi chứ cô ấy không biết là bệnh gì thì làm sao mà bán thuốc. Và vì khá lo lắng sợ bị cái bệnh bí hiểm kia nên chúng mình dắt nhau qua phòng clinic trong CVS để đăng ký khám bác sỹ (xem ông ấy có "bị" làm sao không :) ) Sau một hồi khám, hỏi rất kỹ khoảng 20 câu với gương mặt hoang mang (bệnh lạ, chắc luôn), đo thân nhiệt, áp suất, à quên huyết áp, lấy thước dây ra đo kích thước cái vết ấy,.... cô bác sỹ người Mý Do Thái cho toa mua 1 tuýp thuốc về bôi trong vòng 14 ngày. Cô ấy còn bảo sau 2 ngày cô sẽ gọi điện lại hỏi

My chef

Ngày còn khỏe mợ làm món gì cũng ngon. Nhưng chẳng món nào có công thức. Toàn lấy muỗng múc gia vị cho vào rồi nêm nếm.   Nên muốn học nấu mấy món đó cũng phải học từ cái lưỡi, ăn rồi nhớ nó ngon như thế nào xong khi nào tự nấu thì cứ nêm chừng nào tới cái độ ngon ấy thì là được. Chứ mợ có công thức gì đâu. Nhiều lúc thấy cứ như dấu nghề ấy. Hỏi cứ bảo thì cho các cái vào, nếm vừa vừa là được. Các cái là cái gì? Vừa vừa là thế nào? Mợ muối dưa, muối cà cũng ngon. Dưa cứ vàng, thơm. Kiểu được lên men đúng cách. Cà pháo dòn tan, trắng phau. Mười lần như một. Có lần mợ bảo: Mai muối dưa đi. Dạ, mơ chỉ con. Thì cứ cho muối, tí đường. Cứ vừa vừa là được. Đến muối cà pháo, mợ cũng bảo: Cà thì không cho đường, chỉ cho muối, đập tí tỏi. Chừng này nước mấy muỗng muối ạ? Thì cứ vừa vừa là được. Vừa vừa là thế nào trời ạ?  Cái này có phải là dấu nghề không?

Lại Tết

 ‘Tết nhất làm chi, ai bày tết nhất làm chi? Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền Người người vui tết (chứ) liên miên Riêng tôi nghĩ tết, mà điên cái đầu Lo nhiều (mà) đến nỗi mọc râu.” Kha kha Hồi bé mỗi khi Tết đến nghe bài này của ban nhạc AVT cứ thấy vui vui. Vui vì cái giai điệu và ngôn từ tếu tếu của các bác chứ chả để ý đến ý tứ của bài hát vì bé quá có hiểu gì đâu.  Lớn lên tí, nghĩ mình thích tết vì nhiều thứ chẳng mấy liên quan đến tiền bạc xa xỉ. Cái tiết trời hanh hanh, làn gió nhẹ, mùi khói của bếp bánh chưng, của đám lá đốt ven đường, mùi hương trầm ba đốt, đám mai vàng ngoài sân, khúc nhạc xuân, việc cả nhà xum họp bên các hoạt động ngày tết là đã thấy lòng dạ hoan hỉ, là đã thấy xuân rồi. Là lúc dọn tủ trà. Nhà có cái tủ trà ở phòng khách, dọn tủ trà là một trong những  “hoạt động” chuẩn bị đón tết. Với nhà mình nó còn giống như nghi thức trưởng thành 🙂 vì nó được bàn giao từ lớn xuống bé he he. Đầu tiên là chị Yến. Chị Yến vào dòng thì đến chị Phượng, chị Phượng đi lấy chồn

Chợ Nghĩa Hoà

Nhà tôi đi chợ này đã hơn nửa thế kỷ. Believe or not hehe.  Từ khi là môt con bé con, tôi đã theo mợ tôi ra đó mua ngắm, hihi người ta nói mua sắm, nhưng lúc đó khi mợ tôi mua nguyên liệu về nấu ăn, tôi thường xin đi theo để mà ngắm những món hàng đầy màu sắc có sức quyến rũ vô cùng (đối với tôi lúc ấy).  Đó là vô số thứ, những cái vòng đeo tay, cái lược bé bé, cái băng-đô, sợi dây thung cột tóc, đôi dép nhựa có nhiều lỗ ở dưới đế - à đôi dép này tôi đã thích thú nhìn con bé hàng xóm - cái Nga nhà may Minh Thịnh - đi trước mặt. Lúc đó trời mưa, đường ngập, mỗi lần con bé nhấc chiếc dép lên, những giọt nước trong vắt lại bắn lên rồi rơi nhẹ xuống từ những cái lỗ ở đế dép màu xanh da trời của nó.Trông cứ hay hay thế nào. Lại nói về chợ Nghĩa Hòa. Tôi sẽ chẳng bao giờ đi chợ nào mà lại thoải mái như  ở chợ này. Không phải trả giá, không sợ mua lầm, ..vì ở đó toàn người quen bán mà. Bác Thấu bán đồ khô, bác Lễ bán hành ngò chanh ớt, chị Dung thịt bò, bác Roanh bán rau (tôi đoán tên bác là

Nấu bánh chưng

Mấy năm rồi, nhà không còn nấu bánh chưng Tết vì nhiều lý do. Mà lý do quan trọng nhất là thiếu nhân lực. Cánh thanh niên chủ lực là mấy đứa cháu, mấy năm nay cháu thì bận đến sát tết vì tính chất công việc, cháu thì đi học xa. Thú vui đem lại từ việc đi mua lá, rửa, lau lá, đồ đậu xanh, nắm đậu xanh, gói bánh, luộc bánh, canh nồi bánh chưng,... thiếu nhân lực bỗng trở thành gánh nặng. Ai rửa lá ? Ai đãi đậu? Ai canh bánh?? Một loạt câu hỏi được đặt ra và rơi vào khoảng không. Trong khi nhớ hồi ấy, đi chợ tết mua nguyên liệu gói bánh chưng, rồi lúc quây quần gói bánh, người khéo thì gói tay, người hơi khéo như mình thì gói khuôn (nhưng đẹp xấu cũng còn hên xui :) ). Phụ nữ thì gói bánh, phụ nam thì dựng bếp. Vừa làm vừa nói, cười giỡn về mọi thứ. Đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất. Thường đến chính ngọ thì hoàn tất việc gói và bắt đầu xếp bánh vào nồi luộc trong 12 tiếng. Sau khi bánh vào nồi, là lúc vừa canh bếp vừa gầy sòng chơi bất hay nướng khô mực bằng bếp than để ... nhậu. Lại vu

Lãng đãng cuối năm

Hồi trước cứ gần đến Giáng Sinh, chỉ khoảng giữa tháng 11 thôi là mỗi sáng đã nghe mấy chị em Ty bắt đầu mở nhạc Giáng Sinh rồi. Bài “hit” lúc ấy của cô Ngân và các con cô là bài Huyền thoại một vì sao 🙂. Xưa thật xưa, xa tít bên cõi trời ấy.... Tháng 11 thì chưa thấy có không gian Giáng sinh, nhưng trời đã bắt đầu khô ráo, sáng sớm ra mát mẻ hẳn nên chỉ chờ đến lúc ấy. Cứ bảo già hay hồi tưởng. Chính thế. Vì đúng là lại đang nhớ về xóm đạo cũ vào cái mùa Nô en, Tết nhất 🙂, cái xóm ra ngõ gặp nhiều người quen. Còn quẹo .. lựa vào chợ Nghĩa Hoà thì gặp toàn người quen 🙂 😉 Nhớ cây mai rất to ở ngã ba đường Nhà thờ Chí Hoà gần quán Nước Hằng Sống, thường bắt đầu nở hoa sớm từ trước Giáng Sinh và hoa nở rộ đến hết mùa xuân. Mai hẳn mong tết. Cây mai nhiều năm này bây giờ không còn nữa. Đừng hỏi tại sao vì mình cũng không biết hỏi ai nữa 😞 Các ngõ hẻm với rất nhiều hang đá, cây thông. Chuông lễ chiều vang lên và bác Liên lại đi ngang qua nhà đi lễ. Lại lãng đãng qua chợ Nghĩa Hòa. Chợ

Tết

Không biết Tết tây có đặc biệt với "tây" không, chứ mà sao Tết ta nó đặc biệt với "ta" quá đi mất! Điều gì đem cho ta cảm giác lâng lâng, niềm vui, sự độ lượng, dễ chịu mà ngày thường người "khíu chọ" như ta hiếm mà có được. Điều gì mà - mặc dù ta sắp"bị" thêm một tuổi - vẫn gợi lại cho ta những ký ức và cảm giác trong trẻo như khi ta còn ở tuổi xuân xanh, khi tâm hồn ta còn "như nắng". Khi xưa, làm gì cũng phải kiếm chuyện chạy ra đường ngày vài lần để được hưởng cái không khí của những ngày gần Tết, để xem thiên hạ ngược xuôi, tất tả giải quyết mọi việc trước khi năm mới đến. Hihi, làm như là để sang năm mới thì sẽ không làm lại được những việc đó vậy. Khi ấy, ta nhìn mọi người, những gương mặt khác nhau, vui vẻ hay trầm tư, không ai nói với ai, nhưng cùng có một chia sẻ thiêng liêng - là Tết.  Khi ấy, lạ lắm, nhìn ai dù lạ hay quen cũng thấy đẹp! Bảo sao người ta hay nói tình yêu thường hay xảy ra vào mùa xuân hehe, tại vì lúc đó ai

Giáng Sinh xóm đạo (tiếp theo)

Noël xóm cũ (tiếp theo năm ngoái 🙂 )  ☃️🎄🌲 Ở xóm cũ rất dễ và rất sớm nhận ra Noel đang đến. Bác Yến đi tập hát nhiều hơn cho buổi lễ đêm. Khúc nhạc Giáng sinh cứ vang lên từ phòng bác, và cả từ phòng Bo, hai thể loại khác nhau 🙂 Lên sân thượng, đã nghe những bài hát Giáng Sinh từ nhà thờ dòng Mân Côi, vì nhìn qua bên kia hình như là phòng tập hát của các dì.    Rồi gần đến Giáng sinh hơn nữa thì mới thấy cảnh nhà nhà trưng cây thông, hang đá ra ngoài sân, đèn giăng rực rỡ các ngõ hẻm của khu nhà. Giai điệu của những bài hát Giáng sinh dù buồn hay vui, rộn ràng hay chậm rãi, lúc nào nghe cũng thấy ấm cúng lắm. Năm 2008 khi có dịp mừng lễ Giáng Sinh với gia đình người cháu ở Michigan. Hôm đó cùng đi lễ khuya với gia đình cháu. Trên xe, Long mở nhạc Giáng sinh, những bài quen từ hôm đến vì Long hay mở ở nhà  - O come Emmanuel, Stay Strong,.. Vượt qua chặng đường dài và tối, chỉ có đèn xe hơi là ánh sáng duy nhất. Ánh đèn đó càng lúc càng nhiều lên khi vào gần trung tâm, và phía trước

Giáng Sinh xóm đạo

Bo bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm gia đình nhỏ của tôi sống ở đây.  Đến giờ rất nhiều thay đổi, nhiều ngôi nhà xây mới lại, làm cảnh quan cũng khác đi, nhiều cửa hàng tiện ích, quán cà phê, nhiều cửa tiệm bán hàng hơn, nhưng những người hàng xóm thì không thay đổi. Thì cũng có vài gia đình chuyển đi, và người mới đến. Nhưng hầu như hàng xóm và những người trong khu vực thì hàng chục năm vẫn vậy. Những gương mặt quen thuộc, lâu ít gặp thấy già đi giống mình, nhưng cứ là quen. Chắc cũng giống như là dân cư trong cùng một làng ngày xưa vậy đó. Quen nhau từ lúc sinh ra đến lúc già rồi đến lúc về chầu trời luôn. Có khi rủ nhau chờ tôi đi với cho có bạn cùng làng. Chắc vì vậy nên cứ thấy yên tâm, có cảm giác bình yên lắm khi về đến khu nhà mình.  Những ngày cuối tuần nghỉ ở nhà. Buổi trưa nằm trên lầu, tiếng trẻ con cười ròn dưới con hẻm trước nhà - cu Bin, cu Bo, con vợ chồng Ty Hải, mấy đứa cháu bà Liên. Tiếng rao hàng... Đến 4 giờ chiều thì chuông nhà thờ Mân Côi bắt đẩu đổ. Sau này mới